- ×
-
subtotal : 0
Trái cây là một phương thuốc hoàn toàn tự nhiên giúp làm dịu cơn đau dạ dày cũng như thuốc kháng axit hiệu quả, rất tốt cho những người bị đau dạ dày. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp gia tăng hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh dạ dày và duy trì tình trạng sức khỏe ổn định sau điều trị.
Dưới đây là 6 loại trái cây tốt cho dạ dày giúp làm giảm các cơn đau được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Đu đủ có chứa nhiều Chymopapain và enzyme papain có tác dụng tiêu hóa protein đồng thời thúc đẩy sản sinh acidic giúp xoa dịu những cơn đau dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, ăn đu đủ chín thường xuyên còn kích thích được hệ tiêu hóa; giảm được triệu chứng khó tiêu; ngăn ngừa táo bón.
Tốt nhất nên ăn đu đủ sau bữa ăn khoảng 30 phút, không nên ăn khi bụng đói. Có thể dùng đu đủ để tráng miệng hoặc xay thành sinh tố; ép nước uống để đổi mới khẩu vị mà vẫn có thể giữ nguyên được dưỡng chất.
Tuy nhiên, lợi ích trên chỉ có được ở đu đủ chín. Việc ăn nhiều đu đủ xanh - chứa nhiều nhựa có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày; không tốt cho người bị đau dạ dày.
Bơ được xem là một trong những loại trái cây “thân thiện với dạ dày”. Trong thành phần của bơ có nhiều axit amin; vitamin; khoáng chất và chất xơ giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo các chuyên gia, thường xuyên ăn bơ không chỉ giúp xoa dịu các cơn đau dạ dày mà còn tạo tác động tích cực đến quá trình nhu động ruột tự nhiên; hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Đồng thời làm dịu niêm mạc, chữa lành các vết loét bên trong dạ dày.
Bơ có vị béo, dễ ăn nên thường được dùng kèm với sữa, đường, bánh mì hoặc chế biến thành các món salad ăn kèm rất ngon miệng.
Người bị đau dạ dày nên ăn một quả chuối vào buổi sáng khi đã ăn no. Điều này giúp trung hòa được acid bên trong dạ dày; làm dịu bụng; giảm được cơn đau âm ỉ và tốt cho hệ tiêu hóa.
Chính vì vậy mà chuối là một trong những loại trái cây mà các bác sĩ khuyên nên ăn hàng ngày khi mắc bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên có 3 lưu ý mà người bị bệnh dạ dày nên ghi nhớ khi ăn chuối để không gây tác dụng ngược.
Quả việt quất được ví như một loại kháng sinh tự nhiên vì những lợi ích mà nó đem lại cho cơ thể. Với hàm lượng cao các chất chống oxy hóa; chống viêm; việt quất có khả năng ngăn ngừa và ức chế vi khuẩn; bao gồm cả vi khuẩn Hp.
Bên cạnh đó, việt quất còn chứa hoạt chất proanthocyanidins flavonoid có khả năng chống vi khuẩn; ngăn ngừa sự kết dính của chúng trong dạ dày; giảm nhanh các cơn đau âm ỉ bên trong bụng; làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Bổ sung quả việt quất tươi hoặc nước ép việt quất vào chế độ ăn ở mức độ vừa phải rất tốt cho người bị bệnh dạ dày.
Đây là loại trái cây chứa nhiều pectin, có khả năng thúc đẩy hoạt động ở dạ dày và đường ruột; kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nên rất có lợi cho người đau dạ dày. Nhờ đó, dạ dày được nghỉ ngơi nhiều hơn; không phải bị kích thích mạnh nên sẽ giảm được các cơn đau dai dẳng; tránh được đầy hơi; chướng bụng hiệu quả.
Ăn táo giúp thức ăn được phân hủy nhanh hơn; từ đó làm giảm rối loạn đường ruột và cảm giác khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra, táo còn hỗ trợ ngăn bệnh trĩ; viêm ruột thừa; viêm dạ dày tái phát.
Có thể chọn loại táo xanh hoặc táo đỏ đều được. Người bệnh có thể dùng ăn tươi hoặc chế biến thành nước ép, mứt,… để gia tăng khẩu vị, làm mới thực đơn.
Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin giúp kháng khuẩn, chống nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.
Mỗi ngày uống khoảng 120 ml nước dừa tươi vừa giúp chống viêm vừa trung hòa acid giảm trào ngược. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, nước cốt dừa có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ tương tự như sucralfate.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng khó tiêu bạn không nên sử dụng nhiều nước cốt dừa. Thay vào đó, bạn nên chọn những quả dừa còn non, vừa uống nước và ăn thêm một chút cùi mềm sẽ rất tốt.
Có một số loại hoa quả có thể làm cho tình trạng viêm loét dạ dày ngày càng trầm trọng hơn như:
Xem thêm