- ×
-
subtotal : 0
Trái cây có chỉ số đường huyết thấp rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường thúc đẩy cảm giác no, kiềm chế cơn thèm ăn vặt không lành mạnh. Chỉ nên ăn trái cây có chỉ số đường huyết tối đa ở mức 69 và càng thấp thì càng tốt.
Bệnh nhân tiểu đường luôn được khuyến cáo cắt giảm lượng đường và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Trái cây là nguồn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và là một cách rất lành mạnh để bạn thỏa mãn cơn đói. Tuy nhiên, phần lớn các loại trái cây có chứa lượng đường cao nhưng có một số loại không gây hại cho bệnh nhân tiểu đường vì chúng có hàm lượng đường thấp. Chỉ số đường huyết GI thấp thì nó sẽ không làm tăng mức đường huyết bên trong cơ thể.
Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã đưa ra danh sách 10 loại trái cây ít đường tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường mà không thực sự làm tăng lượng đường trong máu.
Một quả cam trung bình chỉ có 12 gam đường và chỉ 70 calo. Nó cũng chứa kali và folate giúp bình thường hóa huyết áp.
Với đặc tính giàu chất xơ; ít đường; nhiều vitamin C và B1; cam có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Một quả cam có đến 87% là nước; chỉ số đường huyết cũng khá thấp, ở mức 44. Ngoài ra, cam còn hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý. Uống một quả cam mỗi ngày là thói quen tốt mà mọi người nên thực hiện và duy trì.
Một quả bưởi cỡ trung bình chỉ chứa 9 gam đường. Vì vậy, hãy ăn nó vào bữa sáng hoặc như một bữa ăn nhẹ nhưng hãy đảm bảo rằng bạn ăn nó một cách điều độ.
Bưởi có đến 91% là nước; rất giàu vitamin C; có chỉ số đường huyết là 25 và có lượng chất xơ hòa tan cao. Bưởi cũng chứa naringenin - một hợp chất có vị đắng tự nhiên giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Chỉ cần ăn khoảng nửa quả bưởi mỗi ngày là có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Quả mâm xôi có lượng đường thấp một cách đáng ngạc nhiên. Một cốc quả mâm xôi chỉ chứa 5 gam đường và vô số chất xơ. Ăn mâm xôi sẽ khiến bạn cảm thấy no trong nhiều giờ và thậm chí không làm tăng lượng đường trong cơ thể.
Kiwi rất giàu vitamin C và có lượng đường rất thấp. Chỉ với 6 gam đường mỗi quả, loại quả này quả thực xứng đáng có một vị trí trong bữa ăn hàng ngày của bạn.
Bơ có ít đường tự nhiên, chỉ với 1 gam đường mỗi quả, bơ rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường. Chúng cũng làm giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, giúp bảo vệ tim mạch. Đặc biệt hơn, 15 là chỉ số đường huyết có trong một quả bơ, rất thấp và rất an toàn.
Tất nhiên, chúng có vị rất ngọt nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chúng hoàn toàn không phải là một loại trái cây có đường. Một quả đào cỡ trung bình chỉ chứa 13 gam đường. Vì vậy, hãy tìm một quả đào ngon ngọt bất cứ khi nào bạn thèm đường.
Đào có chỉ số đường huyết là 28, khá thấp nhưng hàm lượng chất xơ lại khá cao. Thêm vào đó, các chất chống oxy hóa và vitamin có trong quả đào thực sự tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Chỉ với 7 gam đường mỗi quả, bạn có thể thưởng thức món ngọt này vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Với chỉ số đường huyết thấp ở mức 24 và ít calo cùng nguồn chất xơ dồi dào, mận cũng là một trong các loại trái cây lí tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Táo không những có chỉ số đường huyết thấp ở mức 38; mà còn giàu vitamin C; chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết; dọn dẹp bớt các gốc tự do và cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra, táo cũng chứa pectin - một chất giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giảm nhu cầu insulin ở bệnh nhân tiểu đường khoảng 35%.
Lê có 84% hàm lượng nước trong một quả, rất nhiều chất xơ và vitamin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Lê được tin là cực kỳ có lợi đối với bệnh tiểu đường vì chúng giúp tăng độ nhạy insulin trong cơ thể và có mức đường huyết thấp là 38. Người bệnh đái tháo đường có thể ăn một quả lê mỗi ngày để giảm bớt cơn thèm ngọt mà không gây hại.
Anh đào cực kỳ có lợi cho bệnh tiểu đường nhờ vào chỉ số đường huyết thấp là 22; giàu vitamin C, A, B9, chất chống oxy hóa, sắt, kali, magiê và chất xơ. Hơn nữa, anh đào chứa có nhiều anthocyanin - loại chất kháng oxy hóa được cho là làm giảm lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin lên 50%. Ăn 1 cốc cherry tươi mỗi ngày sẽ rất hữu ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối có thể làm gia tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng trái cây cách sau bữa ăn khoảng 2 giờ để tránh làm tăng quá mức lượng đường huyết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng khoảng 10 giờ hoặc giữa buổi chiều khoảng 15-16 giờ.
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng nên ghi nhớ:
- Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định. Nên ăn đổi bữa, đa dạng, xen kẽ các loại trái cây khác nhau để bổ sung khoáng chất, vitamin toàn diện.
- Chỉ nên ăn trái cây tươi; không nên ăn trái cây khô, đóng hộp vì hàm lượng đường của chúng thường cô đọng, cao hơn trong trái cây tươi.
- Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.
- Nên ăn trái cây chứ không nên ép nước uống để tận dụng tốt nhất lượng chất xơ trong quả.
- Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày và mỗi lần ăn một lượng vừa phải.