- ×
-
subtotal : 0
Quả nhót là một nguồn rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A,C và E, flavanoid và các hợp chất hoạt tính sinh học khác đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nó cũng là một nguồn cung cấp axit béo thiết yếu khá tốt, điều này làm cho nó trở nên khác biệt so với các loại trái cây thông thường khác.
Theo Đông y, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, đi vào các kinh phế, đại tràng, có tác dụng trị ho, trị tả, bình suyễn, trừ đờm, tốt cho phổi, đại tràng, cầm bệnh tiêu chảy, kiết lị, thổ huyết,..
Quả nhót chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, trong mỗi quả nhót có chứa:
Chữa ho: Nhót xanh 10 quả, trần bì 10g, quả quất 10 quả. Sắc mỗi ngày một thang, uống 3 lần trong ngày.
Bạn có thể dùng quả nhót với lượng khoảng 6 - 12g/ngày, uống dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Bạn sẽ uống liên tục trong nhiều ngày đến khi bệnh thuyên giảm.
Sử dụng 10g quả nhót, 6g hoa cúc bách nhật và 6g tỳ bà diệp. Các vị thuốc này cho vào sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc. Bạn nên uống liên tục từ 5-7 ngày, mỗi ngày 3 lần uống.
Trong trường hợp tiêu chảy thì bạn lấy 6 – 7 quả nhót, 10gr búp, 8gr nụ sim đem uống ngày 3 lần, mỗi lần 50ml nước thuốc, uống liên tục 2-3 ngày sẽ khỏi bệnh.
Hoặc dùng Nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Tất cả rửa sạch, sắc ngày một thang, chia ra uống 3 lần trong ngày.
Dùng 7 quả quả nhót chín, 25g lá mơ lông và 10g lá khổ sâm. Tiếp theo, bạn đem rửa sạch lá mơ lông và lá khổ sâm để ráo nước. Sau đó, quả nhót bạn làm sạch bụi phấn, rồi cho nhót, lá mơ lông, lá khổ sâm vào nồi, đổ thêm nước để sắc lấy nước uống.
Lá nhót chứa nhiều tanin, saponozit, polyphenol. Lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn. Người ta thường sử dụng lá nhót để chữa các chứng phế hư khí đoàn, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt.
Lấy một nắm lá nhót tươi, rửa sạch, giã nát, sau đó đắp vào chỗ đang chảy máu sẽ giúp cầm máu hiệu quả.
Trong Đông y, rễ nhót có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường được dùng dưới dạng thuốc sắc. Bạn có thể sử dụng rễ nhót để:
- Chữa mụn nhọt: Nấu nước rễ nhót tắm.
- Kinh nguyệt ra nhiều: Rễ nhót 30-60g, sắc thành nước uống sau bữa ăn.
- Tiêu chảy: Nhót xanh 10 quả, rễ nhót 4 g, rễ mơ 2 g, sắc uống ngày 2-3 lần.
- Chứng phong thấp, đau nhức xương khớp: Rễ nhót 120g, hoàng tửu 60 g, chân giò lợn 50g. Tất cả đổ nước vào hầm và ăn.
- Thổ huyết, đau bụng khó nuốt: Rễ nhót 30 g, rửa sạch, sắc nước uống.
- Ho ra máu, chảy máu cam: Rễ nhót 16g, sao đen, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Ngày uống 3 lần trước khi ăn 1,5 tiếng. Bạn cũng có thể kết hợp với các vị thuốc như cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp để chữa chứng bệnh này.
Kiêng kị: Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai.
Hạt nhót có công dụng chính là sát khuẩn, trừ giun sán. Bạn cũng có thể sử dụng hạt nhót để chữa gan lách sưng đau bằng bài thuốc:
Hạt nhót 10 g, đem giã nhỏ, nghệ đen 8 g. Đem sắc nước uống hàng ngày.
Chỉ nên ăn tối đa 10 quả nhót trên ngày. Ăn nhót xanh quá nhiều có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày. Nếu bạn ăn nhót mà bị dị ứng thì nên dừng lại.
Nhót có tính chua nên bạn chỉ ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút không ăn khi đói để tránh bị cồn ruột.
Khi ăn nhót bạn nên rửa sạch và loại bỏ lớp vảy bên ngoài!
Do nhót có vị chua và chát nên những người dưới đây cần thận trọng khi ăn:
- Người gặp vấn đề về dạ dày, tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày
- Người bị táo bón, hội chứng ruột kích thích kèm tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi thì không nên ăn
- Trẻ dưới 1 tuần có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ hóc dị vật.
Tóm lại, theo Y học cổ truyền thì tác dụng chữa bệnh của quả nhót, rễ nhót, lá nhót và hạt nhót đều tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không nên tự ý sắc uống tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Xem thêm